Bán hàng online là cụm từ khoá mà mọi người kinh doanh đều nghĩ tới khi bắt đầu con đường cung cấp sản phẩm của mình ra thị trường. Thời đại công nghệ 4.0 cùng với đại dịch Covid-19 làm tỷ lệ bán hàng online ngày một gia tăng mạnh mẽ.
Tiềm năng của thị trường bán hàng online
Năm 2020 hầu hết mọi doanh nghiệp đều “thở oxy” vì đại dịch, nhưng lại là một bức tranh màu hồng với các app bán hàng online.
Trên thị trường thống kê cho thấy, lượng khách hàng truy cập mỗi ngày tăng gấp đôi, lượng đơn hàng tăng gấp ba và lượng người mua sắm qua Lazada tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, số lượng nhà bán hàng tham gia kinh doanh trên Lazada cũng tăng gấp đôi so với cùng kỳ.
Tiki thì cho biết trong giai đoạn cao điểm của dịch bệnh, nhu cầu mua sắm không hề giảm mà tăng 15% so với hai tháng cao điểm cuối năm 2019, có đến 50% người dùng trên Tiki là khách hàng mới. Điều này cho thấy dịch bệnh Covid đã thúc đẩy nhanh hành vi mua hàng online.
Ba rủi ro thương hiệu khi bán hàng online
(1) Xây dựng nhận thức thương hiệu không phù hợp
Nhận thức thương hiệu là một quá trình dài, được đầu tư và xây dựng kỹ lưỡng. Doanh nghiệp bán hàng online, do bị thu hút bởi lợi nhuận và doanh số hấp dẫn, điều này là một cạm bẫy với hầu hết những thương hiệu không hiểu rõ về mục tiêu của mình. Điều quan trọng của những thương hiệu mạnh và thương hiệu hàng đầu, chính là tập trung xây dựng nhận thức, định vị rõ ràng và nhất quán, sau đó mới dùng những chiến thuật marketing chuyển đổi khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng.
Quá tập trung vào bán hàng online, tiếp cận khách hàng với những chương trình giảm giá, kích cầu, chiến thuật marketing liên tục, sẽ xây dựng nhận thức thương hiệu là một đơn vị bán lẻ, điều này không giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt và cũng không dẫn đầu trong nhận thức của khách hàng, không tạo dựng định vị thương hiệu khác biệt, vì rõ ràng rằng, ai cũng có thể giảm giá, ai cũng có thể bán hàng, cũng đều tin về chất lượng, thành phần sản phẩm của chính mình.
(2) Xung đột hệ thống kênh phân phối
Hệ thống kênh phân phối là một hệ thống cung ứng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường. Thành phần đảm bảo hệ thống này hoạt động bền vững, gồm: cấu trúc, những cam kết, quy định và chuẩn mực đạo đức kinh doanh.
Có thể nhận thấy nhiều thương hiệu quan tâm tới lợi ích ngắn hạn, đạt mục tiêu doanh số, chấp nhận tự đứng ra phân phối, bán hàng online, điều này về lâu dài làm xói mòn văn hoá, triệt tiêu niềm tin của hệ thống phân phối đang tham gia.
Cùng với đó là giá bán, các chương trình khuyến mãi, xung đột nhau ở đa kênh, tạo nhận thức không tốt, về chuẩn mực đạo đức kinh doanh, gây tổn hại rất lớn tới sự phát triển bền vững của thương hiệu. Hình thành tư duy làm việc cùng nhau “mua-bán”, không nhận được sự đồng cảm, tôn trọng lẫn nhau trong tầm nhìn, văn hoá, đạo đức. Hệ thống phân phối xung đột, đứt gãy, dễ dàng bị thu hút bởi những thương hiệu đối thủ khác, bởi thương hiệu không cho họ lý do để trung thành.
(3) Không thể kiểm soát hình ảnh thương hiệu
Bán hàng online qua nhiều sàn, nền tảng quá nhanh dẫn đến tình trạng hình ảnh thương hiệu không đồng nhất, dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu mãi đôi khi không theo kịp phản hồi về sản phẩm, nhiều kênh phân phối tự quyết định phân phối sản phẩm qua những kênh của riêng mình, dẫn đến tình trạng mất kiểm soát hình ảnh thương hiệu, không kiểm soát được giá bán. Nguy hiểm hơn khi thương hiệu được tư vấn bởi một người chưa qua đào tạo kỹ lưỡng.
Đáng ngại hơn khi quá tập trung vào mục tiêu doanh số, theo đuổi sự tăng trưởng mà chấp nhận bỏ qua những phản hồi tiêu cực từ phía khách hàng, hình ảnh thương hiệu được truyền đi không đồng nhất, kết quả khách hàng có những suy nghĩ không phù hợp với mục tiêu, định hướng chiến lược, không phù hợp với văn hoá thương hiệu.
5 giải pháp khắc phục rủi ro thương hiệu khi bán hàng online
(1) Xác định rõ nền tảng
Việc xác định rõ hình thức phân phối và nền tảng bán lẻ trước khi bán hàng online giúp định hướng toàn bộ chiến lược thương hiệu, chiến lược kinh doanh, cấu trúc kênh phân phối. Không xác định rõ nền tảng, dẫn đến gây nhầm lẫn mục tiêu. Nhầm lẫn giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu chiến thuật gây hoang mang trong nội bộ và chính người sáng lập thương hiệu mỗi ngày.
(2) Thể hiện mình là thương hiệu dẫn đầu
Hãy luôn thể hiện mình là một thương mạnh, thương hiệu dẫn đầu trong ngành mà mình hoạt động. Xây dựng cẩm nang, hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, truyền thông tới nội bộ và đối tác. Không nên truyền thông bán sản phẩm, quá tập trung giới thiệu tính năng sản phẩm, điều đó là bình thường vì đối thủ của bạn cũng sẽ làm được.
(3) Xây dựng chuẩn mực đạo đức làm việc cùng hệ thống phân phối
Đâu là những giá trị đạo đức quyết định đối tác sẽ tin tưởng và hợp tác lâu dài cùng thương hiệu? Loài người tin nhau và cùng nhau thực hiện những mục tiêu lớn lao thông qua các khế ước xã hội từ thời sơ khai, tới thời hiện tại.
Các khế ước này trở thành các điều khoản được ghi rõ trong hợp đồng, nhưng trước khi điều này được thực hiện, mỗi thương hiệu cần xây dựng và truyền đi những chuẩn mực đạo đức khi làm việc trong mọi phương tiện truyền thông.
Nếu cần trợ giúp, đừng ngại inbox, các Ninjaer sẽ giải đáp giúp bạn! Tham gia ngay!
Hotline / Zalo: 0929.382.839(Mr.Trương Liệt)
Đừng quên Follow các kênh mới nhất của chúng tôi để nhận được thông tin hấp dẫn.
Telegarm:@truongliet
Facebook: Trương Liệt (Giải pháp Marketing)
Youtube: Phần mềm Marketing Facebook