Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, nội dung của marketing đã có nhiều thay đổi. Dưới đây, tác giả đưa một số khái niệm marketing căn bản được các tổ chức, hiệp hội và các nhà nghiên cứu về marketing phổ biến như sau:
“Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và đưa hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng. Nhằm đảm bảo cho công ty thu lợi nhuận như dự kiến” (Viện Marketing Anh)
“Marketing là hệ thống các hoạt động kinh doanh thiết kế để hoạch định, định giá, xúc tiến và phân phối sản phẩm thỏa mãn mong muốn của những thị trường mục tiêu nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức” (Fundamental of Marketing)
“Marketing là hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi” (Philip Kotler)
Marketing không chỉ là một hoạt động riêng lẻ mà nó là cả một quá trình, tập hợp những hoạt động từ mô hình 4P, 7P, 4C. Sự phối hợp với hàng loạt các hoạt động đó được gọi là marketing mix (marketing hỗn hợp). Marketing ngày nay phát triển mạnh mẽ trong nhiều nghành nghề: marketing công nghiệp, marketing thương mại, marketing du lịch, marketing dịch vụ, marketing phi kinh doanh (chính trị, văn hóa, xã hội, y tế)
Các yếu tố tác động vào hoạt động marketing
Môi trường trường marketing tạo ra những cơ hội, thách thức và đe dọa đến doanh nghiệp. Nghiên cứu môi trường sẽ giúp doanh nghiệp xác định được hướng đi đúng đắn khi ra các quyết định và dự báo xu hướng phát triển của thị trường. Môi trường marketing bao gồm: Môi trường vĩ mô (nhân khẩu học, kinh tế, tự nhiên, công nghệ, chính trị – pháp luật, văn hóa xã hội), Môi trường vi mô (Doanh nghiệp, nhà cung ứng, các bên trung gian, khách hàng, đối thủ). Môi trường bên trong và bên ngoài sẽ tạo nên điểm yếu hay điểm mạnh của công ty. Vì vậy, phân tích môi trường sẽ giúp nhà quản lý xác định được thế mạnh và thế yếu của mình trong thị trường. Phương phân tích môi trường được gọi là SWOT.
Hành vi khách hàng – Nghiên cứu hành vi khách hàng là yêu cầu tất yếu của mỗi một doanh nghiệp và cá nhân người làm marketing. Bạn phải hiểu biết sâu sắc về hành vi khách hàng, chân dung khách và những yếu tố tác động việc ra quyết mua hàng của họ. Sau khi vẽ được chân dung khách hàng, doanh nghiệp phải nghiên cứu được hành vi của họ qua các dạng cơ bản: Hành vi mua phức tạp, hành vi mua thỏa hiệp, hành vi mua theo thói quen, hành vi mua nhiều lựa chọn. Khách hàng ra quyết định mua theo sơ đồ: Nhận biết nhu cầu – Tìm kiếm thông tin – Đánh giá các lựa chọn – Quyết định mua – Hành vi sau mua.
Hệ thống thông tin và nghiên cứu marketing – Để đánh giá về sức khỏe doanh nghiệp và các hoạt động marketing không phải sử dụng cảm nhận mà phải đo lường bằng hệ giá trị. Các hệ giá trị tùy biến vào việc doanh nghiệp đang xây dựng sự khác biệt thế nào đối với đối thủ.
Để có một chương trình marketing thành công, thì người làm marketing phải có bước nghiên cứu thị trường, phân tích doanh nghiệp, phân tích đối thủ…Bước nghiên cứu và phân tích hệ thống thông tin càng kỹ càng thì chương trình marketing của bạn càng đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Hệ thống thông tin dựa trên: Báo cáo nội bộ, báo cáo ngành hàng, báo cáo của các tổ chức thứ ba, ngân hàng dữ liệu, tình báo marketing, khảo sát…Nghiên cứu marketing là bước nghiên cứu dựa trên hệ thống thông tin thu thập được để đưa ra những chiến lược marketing. Mục đích của nghiên cứu là để hiểu rõ khách hàng, hiểu rõ đối thủ, hiểu tác động của môi trường đến doanh nghiệp, hiểu điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp
Phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường, mục tiêu và định vị thị trường là bạn chia thị trường không đồng nhất thành các khúc thị trường đồng nhất để làm nổi rõ sự khác biệt về nhu cầu, tính cách hành vi. Định vị thị trường là thiết kế sản phẩm đồng nhất ghim vào tâm trí khách hàng. Thị trường là tổng hòa của rất nhiều đối tượng khác nhau mà năng lực của doanh nghiệp thì hữu hạn nên bạn bắt buộc phải chia thị trường ấy ra thành những nhóm khác nhau, có cùng chung một vài đặc điểm mua hàng. Doanh nghiệp của bạn có thể chọn nhiều phân khúc “đánh một lúc” với chiến lược “chia để trị” hoặc doanh nghiệp của bạn tập trung vào phân khúc mạnh nhất mà bạn có thể cung ứng, sau khi phân khúc này bạn đã chiếm hết thị phần rồi thì bạn tiếp tục nhân bản mô hình để đánh phân khúc tiếp theo.
Chia thì dễ rồi nhưng định vị mới là khó, làm sao để khách hàng nhớ đến bạn, cảm nhận sản phẩm của bạn. Dưa theo quy luật dẫn đầu, khách hàng chỉ nhớ tối đa 3 thương hiệu cho một loại hình sản phẩm, ví dụ mì tôm: Hảo hảo, miliket, kokomi… hoặc bột giặt: Omo, Arie, Vì dân…rât khó để thương hiệu thứ tư lọt vào tâm trí khách hàng. Chính vì vậy, cuộc chiến của marketing thực chất là cuộc chiến định vị sản phẩm trong tâm trí khách hàng. Ngoài việc đưa triết lý kinh doanh vào sản phẩm, bạn phải đồng nhất từ tôn chỉ, hình ảnh, quy trình, nhân viên, dịch vụ, kênh…tất cả đều nói lên định vị của bạn. Theo quan điểm của cá nhân tác giả, thì định vị muốn thắng phải tìm ra được giá trị độc nhất mà chỉ có mình mới đem lại được cho khách hàng, định vị vào sự khác biệt của sản phẩm để ghim thật lâu và căm sâu dễ trong tâm trí người tiêu dùng
Nếu cần trợ giúp, đừng ngại inbox, các Ninjaer sẽ giải đáp giúp bạn! Tham gia ngay!
Hotline / Zalo: 0929.382.839(Mr.Trương Liệt)
Đừng quên Follow các kênh mới nhất của chúng tôi để nhận được thông tin hấp dẫn.
Telegarm:@truongliet
Facebook: Trương Liệt (Giải pháp Marketing)
Youtube: Phần mềm Marketing Facebook