Để đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu chấm công nhân viên, việc duy trì kết nối liên tục giữa phần mềm chấm công và máy chấm công là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, không tránh khỏi tình trạng mất kết nối làm xảy ra lỗi. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ về một số nguyên nhân khiến máy chấm công bị lỗi kết nối và cách khắc phục chúng để đảm bảo rằng máy chấm công hoạt động mà không gặp vấn đề này. Hãy cùng theo dõi!
I. Nguyên nhân và cách khắc phục máy chấm công bị lỗi kết nối
Bước đầu của quá trình cài đặt máy chấm công là kết nối thành công được máy chấm công với máy tính. Giai đoạn này có thể xảy ra một vài sự cố cần biết để tránh sau:
1. Lỗi không kết nối được do dây mạng
– Nguyên nhân: Lỗi kết nối trên máy chấm công có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Bao gồm địa chỉ IP của máy chấm công không hoạt động, cáp nối bị hỏng, đứt hoặc lắp đặt sai vị trí…
– Cách khắc phục: Để khắc phục vấn đề này, cần thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng và thay thế các phụ kiện bị hỏng.
2. Lỗi không kết nối do sai địa chỉ IP máy chấm công
– Nguyên nhân: Lỗi này thường không phổ biến khi cài đặt máy chấm công. Ngoại trừ trường hợp hệ thống mạng tự động gán sai địa chỉ IP.
– Cách khắc phục: Để sửa lỗi này, bạn có thể chọn Menu trên máy chấm công > Thay đổi địa chỉ IP sao cho phù hợp với địa chỉ IP của hệ thống mạng LAN và máy tính kết nối.
3. Lỗi chưa đăng ký máy chấm công
– Nguyên nhân: Lỗi này thường xảy ra khi máy chấm công chưa được đăng ký vào hệ thống.
– Cách khắc phục: Để sửa lỗi này, bạn cần truy cập máy chấm công và chọn tùy chọn “Thêm mới”. Sau đó, bạn cần điền thông tin như Tên MCC, địa chỉ IP, chọn Kiểu màn hình và Kiểu kết nối, sau đó nhấn Lưu. Cuối cùng, tiến hành đăng ký máy chấm công là xong.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chấm công gps – Bước tiến mới trong quản lý nhân sự 2023
II. Giải pháp hiện đại thay thế máy chấm công bị lỗi kết nối
Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, nhiều dòng máy chấm công hiện đại hơn đã xuất hiện, giúp cho quá trình chấm công trở nên dễ dàng hơn đối với các doanh nghiệp. Trong số này, việc sử dụng app chấm công offline dựa trên nhận diện khuôn mặt thông qua camera AI đang trở nên phổ biến hơn trên thị trường.
Achamcong là một đơn vị tiên phong trong việc số hóa quá trình chấm công, đã kết hợp với camera Hanet để tạo ra giải pháp chấm công thông minh và hiện đại bằng cách sử dụng nhận diện khuôn mặt. Phần mềm check in online Achamcong đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho người dùng như sau:
– Chấm công tự động: Sử dụng công nghệ chấm công AI để tự động nhận diện khuôn mặt của nhân viên.
– Đảm bảo an ninh: Camera chấm công có khả năng cảnh báo khi phát hiện người lạ, giúp doanh nghiệp đảm bảo an ninh và giảm thiểu những sự cố không mong muốn.
– Tiết kiệm thời gian: Chỉ mất 1-2 giây để thực hiện chấm công.
– Đồng bộ dữ liệu nhanh chóng: Dữ liệu chấm công được ghi nhận sẽ được đồng bộ ngay lập tức lên hệ thống phần mềm, giúp khắc phục vấn đề mất dữ liệu khi sử dụng máy chấm công cơ học.
– Đảm bảo sự chính xác và minh bạch: Dữ liệu chấm công được ghi nhận theo thời gian thực, đảm bảo độ chính xác và tính minh bạch đối với tất cả nhân viên.
– Tính bảo mật cao: Thông tin được lưu trữ trên hệ thống phần mềm một cách an toàn, đảm bảo không bị xâm nhập bởi virus hoặc bị ăn cắp dữ liệu.
Dưới đây là một số lỗi phổ biến thường gặp và cách khắc phục khi máy chấm công không kết nối với máy tính mà bạn cần biết. Mong rằng bài viết có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích hơn.
Nếu cần trợ giúp, đừng ngại inbox, các Ninjaer sẽ giải đáp giúp bạn! Tham gia ngay!
Hotline / Zalo: 0929.382.839(Mr.Trương Liệt)
Đừng quên Follow các kênh mới nhất của chúng tôi để nhận được thông tin hấp dẫn.
Telegarm:@truongliet
Facebook: Trương Liệt (Giải pháp Marketing)
Youtube: Phần mềm Marketing Facebook